Nuôi cá VietGap

1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 1508 Lượt xem

Sản xuất cá tra VietGAP thương phẩm tại huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) đã đảm bảo lợi nhuận ổn định cho người nuôi, hạn chế rủi ro và chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận.

Sản xuất cá tra VietGAP thương phẩm tại huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) đã đảm bảo lợi nhuận ổn định cho người nuôi, hạn chế rủi ro và chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận.

 
Hệ thống thức ăn được sắp xếp trong kho chứa an toàn
Theo thống kê của Sở NN-PTNT Đồng Tháp, toàn tỉnh có 1.319 cơ sở SX, kinh doanh ương giống cá tra, trong đó có 88 cơ sở SX và 1.231 cơ sở ương giống. Toàn tỉnh có 25 nhà máy hoạt động chế biến thủy sản với công suất 3.200.000 tấn/năm phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Đồng Tháp có diện tích nuôi cá tra khá lớn, hơn 1.685ha, trong đó hơn 75% diện tích nuôi là của doanh nghiệp, cơ sở nuôi trồng lớn. Đến nay, diện tích được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP 222ha; tiêu chuẩn ACS 199ha, GlobalGAP 200ha và tiêu chuẩn BAP 123ha chủ yếu ở các huyện Tân Hồng, Thanh Bình, Cao Lãnh và TP Sa Đéc.
Toàn huyện Tân Hồng có 585ha nuôi trồng thủy sản chủ yếu nuôi thương phẩm các loại như: cá tra, cá lóc, cá trê... Hiện diện tích nuôi cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP đã hình thành và phát triển mạnh với 27 hộ đăng ký tham gia áp dụng với tổng diện tích hơn 98ha tập trung chủ yếu ở các xã Bình Phú, Tân Công Chí... Việc SX theo hướng VietGAP có 5 nhóm tiêu chí chính: Yêu cầu chung, an toàn thực phẩm, quản lý sức khỏe thủy sản, bảo vệ môi trường.
 
Hệ thống cấp, thoát nước được kiên cố hóa
Ông Lê Văn On, quản lý chính cho cơ sở SX cá tra Nguyễn Hoàng Vũ ở xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng với diện tích hơn 10ha được chứng nhận VietGAP chia sẻ, việc thực hiện cũng khá khó khăn vì tất cả các khâu phải đạt quy chuẩn, quy định rõ ràng từ thức ăn, không sử dụng kháng sinh, vùng nuôi, hệ thống cung cấp nước, khâu lắng lọc, kho chưa thức ăn. Tuy nhiên, do quy trình khép kín nên tỷ lệ hao hụt thấp, cá đạt năng suất và ít bị dịch bệnh tấn công, từ đầu năm đến nay đã xuất hơn 800 tấn cá thương phẩm ra thị trường.
Bình quân mỗi hộ chăn nuôi có thể nuôi từ 1 - 2 vụ/năm tùy theo giá cả thị trường. Hiện giá cá tra thương phẩm đạt kích cỡ 0,8 - 1kg/con có giá từ 19.500 - 20.000đ/kg giảm từ 4.000 - 5.000đ/kg so với vài tháng trước.
Lượng cá đạt chuẩn VietGAP được bán cho các Cty chế biến thủy sản như: Vĩnh Hoàn, Hùng Cá, Hoàng Long (Đồng Tháp); Cửu Long (An Giang) và một số Cty khác trên địa bàn. Để khuyến khích người nuôi tích cực tham gia chăn nuôi theo chuẩn VietGAP, huyện còn tranh thủ hỗ trợ chứng nhận lần đầu cho các cơ sở với số tiền hơn 90 triệu đồng.
Cá tra thương phẩm đạt chuẩn VietGAP
Ông Phan Thanh Xuân, Phó phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng cho biết, chủ trương của huyện là tiếp tục phát triển hình thức chăn nuôi thủy sản nói chung và cá tra thương phẩm nói riêng theo hướng VietGAP, GlobalGAP... Đồng thời hỗ trợ nông dân SX và tiêu thụ cá tra thương phẩm. Sản xuất cá tra thương phẩm theo hướng VietGAP là hướng đi bền vững, lâu dài cho các hộ nuôi bởi sức ép của thị trường xuất khẩu, sức cạnh tranh về nguồn thực phẩm sạch, an toàn, đạt chuẩn.
 
Theo BẢO TRUNG (nongnghiep.vn)

 

Bài viết khác