Giải pháp tăng tỷ lệ sống cho cá giống
- Lưu ý gì khi thả cá giống? - Kỹ thuật vận chuyển cá giống đạt hiệu quả cao?
Hỏi: Lưu ý gì khi thả cá giống?
Trả lời:
Thời vụ thả cá tốt nhất là tháng 3 - 4 hằng năm. Khi thả cá nên ngâm túi nilon đựng cá vào trong nước ao khoảng 15 - 20 phút để cá quen với môi trường, tránh hiện tượng bị sốc. Sau đó, mở một đầu túi, cho nước chảy từ từ vào, để cá tự bơi ra. Nếu có điều kiện, nên quây lưới mắt nhỏ vào một góc ao, thả cá giống vào đó, chăm sóc khoảng 20 - 30 ngày để cá quen dần với môi trường sống mới. Làm như vậy, tỷ lệ sống của cá sẽ cao hơn.
Mật độ thả tùy vào hình thức nuôi. Thông thường, nuôi trong ao nước tĩnh với mật độ 1 con/m2, nuôi ghép ao nước chảy thả khoảng 3 - 5 con/m2.
Khử trùng phòng bệnh: Cá trước khi thả được tắm qua nước muối ăn (NaCl) nồng độ 3% hoặc Iodine 2 ppm (2 ml/m3 nước) trong vòng 5 - 10 phút để phòng bệnh và giúp các vết thương do đánh bắt, vận chuyển mau lành.
Hỏi: Kỹ thuật vận chuyển cá giống đạt hiệu quả cao?
Trả lời:
Thông thường, nên vận chuyển cá giống vào lúc thời tiết mát như buổi sáng, chiều mát hoặc ban đêm (đối với mùa hè) nhằm hạn chế tối đa quá trình hoạt động của cá. Vì vậy, sẽ giảm được quá trình tiêu hao lượng ôxy hòa tan của cá trong nước khi vận chuyển. Trong điều kiện thời tiết vụ thu đông có thể vận chuyển cá giống vào ban ngày. Lưu ý, phải dùng nước sạch khi vận chuyển cá giống.
Cần "luyện cá" từ 1 - 2 ngày, tức là cho cá nhịn đói để hạn chế tối đa các chất thải của cá khi vận chuyển.
Khi nhốt cá trong bồn hoặc túi vận chuyển phải có máy sục khí hoặc tạo dòng nước chảy nhẹ bằng máy bơm để tránh hiện tượng cá chết ngạt do thiếu ôxy.
Có 2 phương pháp vận chuyển cá giống, đó là vận chuyển kín và vận chuyển hở. Tùy theo từng loại cá, kích thước cá, phương tiện vận chuyển mà ta chọn phương pháp vận chuyển cho phù hợp nhằm giảm tỷ lệ chết của cá.
Bài viết khác
-
Nguyên nhân và biện pháp phòng trị chủng vi khuẩn Edwardsiella
- Ngày đăng: 04-03-2019
- Lượt xem: 1402
Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh không đúng qui định, không kiểm soát có thể làm tác động đến môi trường, hệ sinh thái của khu vực hoặc để lại dư lượng trong sản phẩm thủy sản và dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh trong các loài vi khuẩn gây bệnh trên cá. Đặc biệt, các loài cá nước ngọt, thường gặp nhất ở các loài cá da trơn như cá lăng, cá nheo, cá trê. Cá lớn thường dễ mẫn cảm với bệnh hơn.
Chi tiết -
Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh gạo trên cá tra
- Ngày đăng: 27-02-2019
- Lượt xem: 2558
Trong vài năm trở lại đây, bệnh gạo trên cá tra khá phổ biến. Bệnh gạo là bệnh ký sinh trùng. Gọi là bệnh gạo là vì, khi các vi bào tử trùng xâm nhập được vào các tổ chức của cơ thể cá, chúng sẽ sinh sôi nảy nở và hợp với nhau hình thành kén.
Chi tiết -
Hướng dẫn cách phòng trị một số bệnh cho cá lúc giao mùa
- Ngày đăng: 26-02-2019
- Lượt xem: 2791
Vào thời điểm giao mùa cá nuôi thường mắc một số bệnh như: Bệnh đốm đỏ, bệnh đường ruột, bệnh nấm thủy my, bệnh trùng mỏ neo… Dưới đây là cách phòng trị bệnh:
Chi tiết -
Phòng trừ các bệnh thường gặp ở cá tra, basa
- Ngày đăng: 12-01-2019
- Lượt xem: 3301
Cá tra, basa cũng như nhiều loài cá nước ngọt khác dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh phổ biến. Các tác nhân gây bệnh cho cá gồm 2 nhóm là các bệnh truyền nhiễm (do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng) và tác nhân không truyền nhiễm do môi trường, dinh dưỡng hoặc do các vi sinh vật gây ra.
Chi tiết -
Bảo vệ sức khỏe cá tra nuôi trong mùa mưa
- Ngày đăng: 12-12-2018
- Lượt xem: 2088
Trong thời gian gần đây, hầu như tất cả các vùng nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đều đã xuất hiện những loại bệnh phổ biến như xuất huyết, bệnh gan-thận mủ, bệnh gạo, trắng mang, trắng gan đã gây tổn thất rất lớn cho nghề nuôi. Có những vùng nuôi tỷ lệ cá tra nhiễm bệnh gần như tới 100%.
Chi tiết